Sau sinh nên ăn gì và kiêng ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi?

Cơ thể người mẹ rất yếu do mất máu cũng như mệt mỏi sau khi sinh em bé. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để giúp mẹ bỉm sữa có thể phục hồi nhanh chóng sau quá trình vượt cạn.

Và giúp cung cấp thêm năng lượng cần thiết để chăm sóc bé. Vậy sau sinh nên ăn gì để tốt sữa, ngừa bệnh hậu sản, tăng cường sức khỏe cho các chị em?

1. Nguy cơ mắc các bệnh hậu sản sau khi sinh em bé?

Sau sinh nên ăn và kiêng gì

Nguy cơ mắc bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh rất cao

Sau khi vừa sinh em bé là giai đoạn người mẹ cần được chăm sóc tốt nhất cả về tinh thần lẫn thể chất để phục hồi năng lượng nuôi con. Theo các chuyên gia, thời gian phục hồi tối thiểu là 6 tuần và cần hơn 3 tháng để người mẹ có thể hoàn toàn hồi phục.

Nếu trong thời kỳ này mẹ bỉm sữa không được chăm sóc đầy đủ, chủ quan trong ăn uống thì sẽ rất dễ mắc các bệnh sau khi sinh. Điển hình là các bệnh:

  • Cao huyết áp sau sinh.
  • Nhiễm khuẩn vùng cổ tử cung, vết mổ, đường tiết niệu,…
  • Băng huyết sau sinh.
  • Bế sản dịch.
  • Táo bón, trĩ.
  • Xuất huyết hậu môn.
  • Đau tầng sinh môn, gò tử cung,…

Đây là các bệnh dễ gặp phải và nếu không kịp điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho mẹ. Vậy sau sinh nên ăn gì? Nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa như thế nào là hợp lý?

2. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của phụ nữ sau sinh?

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của phụ nữ sau sinh

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của phụ nữ sau sinh

Phần lớn trẻ sau sinh sẽ được nuôi bằng sữa mẹ. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ thời kỳ này sẽ được xây dựng với mục đích chính là phục hồi sức khỏe và tăng cường lượng sữa cho con. Dựa vào thực trạng của cơ thể mẹ mà sẽ lên thực đơn phù hợp.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dinh dưỡng của mẹ sau khi sinh sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa và thành phần của sữa mẹ. Nếu mẹ ăn ít hơn so với nhu cầu cần thiết thì chất dinh dưỡng của mẹ cho bé cũng ít hơn. Dưới đây là các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bỉm sữa, bạn có thể tham khảo:

  • Nhu cầu protein được tăng thêm so với người trưởng thành là 20 – 25 gam/ ngày.  Phụ nữ có thai 60 – 90g/ngày, và sau khi sinh cần 60 – 80g/ngày.
  • Năng lượng cần thiết cần bổ sung thêm 550 kcal – 625 kcal/ ngày so với nhu cầu của người trưởng thành. Phụ nữ sau sinh cần 2500 kcal/ ngày.
  • Hàm lượng lipid cần 20-30% năng lượng mỗi ngày.
  • Các loại vitamin bào gồm: Vitamin B2 – 1,4 mg mỗi ngày, vitamin C – 95mg mỗi ngày, Vitamin A – 850mg mỗi ngày, Folate cần 100mcg mỗi ngày.
  • Các chất khoáng cần thiết như: Sắt – 24mg mỗi ngày, Canxi – 1300mg mỗi ngày, Kẽm – 9,5mg mỗi ngày

3. Sau sinh nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?

Để sức khỏe của mẹ bỉm sữa được đầy đủ dinh dưỡng và cải thiện một cách tốt nhất. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm sau:

3.1. Cá hồi

Nếu nhắc đến thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng lại tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh thì không thể không nhắc đến cá hồi. Cũng giống như các loại cá béo khác, trong cá hồi chứa rất nhiều DHA tốt cho sức khỏe cũng như quan trọng cho sự phát triển trí não cho bé.

Sau khi ăn cá hồi, cơ thể sẽ tiết DHA vào sữa và cho con bú. Tuy nhiên, theo khuyến nghị, bạn chỉ nên ăn khoảng 330g cá hồi/ tuần. Không nên ăn quá nhiều vì vẫn còn một lượng nhỏ xíu thuỷ ngân trong cá hồi. Nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

Bên cạnh đó, DHA trong cá hồi cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng trầm cảm sau sinh cho mẹ bỉm sữa.

3.2.  Thịt Bò

Sau sinh nên ăn gì để tăng cường sức khỏe

Sau sinh nên ăn gì để tăng cường sức khỏe

Thịt bò thực phẩm giàu chất sắt, vì vậy sau khi sinh con, việc thêm thịt bò vào thực đơn sẽ cải thiện tình trạng thiếu máu của mẹ, giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch tốt nhất cho mẹ, hỗ trợ phục hồi sau sinh nhanh chóng.

Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa nhiều Vitamin B12 và protein. Đây là hai chất cực kỳ quan trọng cho việc phát triển thần kinh cho trẻ.

Tuy nhiên, không nên 510,29g thịt bò đã qua nấu chín mỗi tuần và khi chế biến nên chọn miếng nhiều thịt nạc, không lấy mỡ.

3.3. Sản phẩm từ sữa ít béo

Nếu bạn chưa biết sau sinh nên ăn gì thì các sản phẩm từ sữa là một trong những sự lựa chọn hàng đầu không thể bỏ qua. Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi không đường,… Những thực phẩm này không chỉ giúp bổ sung canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe, ngừa đau lưng mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết khác trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

3.4. Các loại rau củ quả

Với thắc mắc sau sinh nên ăn gì thì không thể thiếu được các loại rau xanh trong thực đơn hàng ngày cho mẹ.

Rau củ là nguồn Vitamin, khoáng chất dồi dào. Đây cũng là nhóm thực phẩm cần thiết cho mẹ sau sinh vì chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của mẹ mà chứa ít calo. Các loại rau củ tốt cho mẹ bỉm sữa như: súp lơ, cải bó xôi, cà chua, cà rốt, các loại đậu tốt màu, rau bina, củ cải,….

Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh đang cho con bú cũng nên ăn nhiều trái cây hoặc uống nước trái cây mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Mỗi ngày các nàng nên bổ sung 150g trái cây. Một số loại trái cây giàu vitamin và dễ kiếm để mẹ bổ sung hàng ngày như cam, quýt, bưởi, việt quất,…

3.5. Trứng

Trứng là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của các mẹ bỉm sữa. Không chỉ chứa nhiều thành phần protein, vitamin, khoáng chất tốt mà nó còn có một hàm lượng choline dồi dào – chất thiết yếu cho các hoạt động chức năng của cơ thể. Tần suất ăn tốt nhất cho các mẹ bỉm sữa là 4 quả/ tuần (ăn cách ngày).

3.6. Gợi ý một số thực đơn cho phụ nữ sau sinh

Nếu bạn còn băn khoăn không biết ăn gì thì có thể tham khảo một số thực đơn sau:

  • Nước ép bưởi cam.
  • Chè đậu sen.
  • Canh cải bó xôi nấu tôm.
  • Thịt bò kho gừng.
  • Cháo cá hồi.

4. Phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung sau khi sinh thì cũng có một vài thực phẩm bạn nên tránh để quá trình phục hồi sau sinh tốt hơn. Các loại thực phẩm không nên ăn như:

4.1. Đậu phộng

Tuy các loại họ đậu tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng đối với hạt đậu phộng thì bạn nên tránh. Vì đây là thực phẩm dễ gây ra các phản ứng dị như như: nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy,… Do đó, cần tránh ăn đậu phộng để phòng trường hợp bé bị dị ứng.

4.2. Chocolate

Trong khi mang thai, ăn một lượng vừa phải chocolate sẽ giúp cơ thể mẹ bầu tốt hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh thì bạn cần kiêng món này. Vì trong chocolate có một lượng caffeine sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ và bé.

4.3. Tỏi

phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì

phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì

Tỏi là gia vị khá phổ biến trong bữa ăn của người việt. Tuy nhiên nó có mùi khá hăng và nồng. Nếu như ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, gây chứng lười bú ở trẻ.

4.4. Phụ nữ sau sinh nên kiêng đồ ăn cay, dầu mỡ

Ăn quá nhiều đồ cay không hề tốt cho sức khỏe ngày cả khi bạn có sinh con hay không. Thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ và còn có thể tác động xấu đến chất lượng máu của bé.

Bên cạnh đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng khiến cơ thể mẹ tích mỡ xấu, ảnh hưởng đến vóc dáng cũng như chất lượng sữa cho con.

Đọc thêm: Những biện pháp chăm sóc sức khỏe sau sinh

Sau khi sinh, mẹ ăn gì thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến sức khỏe của bé. Vì vậy, các mẹ bỉm sữa luôn phải hiểu rõ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để cùng bé yêu phát triển khỏe mạnh nhất nhé!

Tìm hiểu thêm về HD Collagen

X